01/01/2022 09:53
HƯỚNG DẪN NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA GIAO DỊCH CÔNG CỤ NỢ (CCN)
Nhằm thuận tiện hoạt động giao dịch Công cụ nợ, Công ty Cổ phần Chứng khoán SmartInvest (AAS) kính gửi đến Quý Nhà Đầu Tư (NĐT) hướng dẫn để tham gia giao dịch Công cụ nợ trên hệ thống giao dịch Công cụ nợ tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) như sau:
Thời gian giao dịch theo quy định của HNX, cụ thể:
2.3 Mệnh giá niêm yết và đơn vị giao dịch
HNX áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch công cụ nợ, gồm 02 phương thức:
- Các loại công cụ nợ
- Công cụ nợ của chính phủ bao gồm: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Công trái xây dựng Tổ quốc;
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành;
- Trái phiếu chính quyền địa phương.
- Quy định chung về giao dịch CCN
Thời gian giao dịch theo quy định của HNX, cụ thể:
- Sáng: từ 9h00 đến 11h30
- Chiều: từ 13h00 đến 14h45
- Giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động và những ngày nghỉ giao dịch theo quy định của cơ quan quản lý
2.3 Mệnh giá niêm yết và đơn vị giao dịch
- Mệnh giá của công cụ nợ niêm yết trên HNX là 100.000 (một trăm nghìn) đồng hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng.
- Đơn vị giao dịch quy định là 01 (một) công cụ nợ.
- Đơn vị của giá yết quy định là 01 (một) đồng.
- Đơn vị của giá thực hiện do hệ thống tính được làm tròn đến 01 (một) đồng.
- Giao dịch thông thường (Giao dịch Outright): là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại công cụ nợ.
- Giao dịch mua bán lại (Repos): là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu công cụ nợ đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2). Trong giao dịch mua bán lại, bên bán được hiểu là bên bán trong Giao dịch lần 1, bên mua được hiểu là bên mua trong Giao dịch lần 1.
- Giao dịch bán kết hợp mua lại (SBB): là giao dịch trên hệ thống giao dịch kết hợp hai giao dịch mua bán thông thường tại cùng một thời điểm với cùng một đối tác giao dịch, bao gồm một giao dịch bán công cụ nợ (Giao dịch thông thường lần 1) kết hợp với một giao dịch mua lại cùng công cụ nợ đó (Giao dịch thông thường lần 2) tại một thời điểm xác định trong tương lai. Trong đó, bên bán trong giao dịch thông thường lần 1 là bên mua trong giao dịch thông thường lần 2; đồng thời giá, khối lượng, thời điểm thực hiện của giao dịch thông thường lần 2 phải được xác định trước tại thời điểm giao kết hai giao dịch.
- Giao dịch vay và cho vay (SBL): là giao dịch trong đó bên đi vay thực hiện vay công cụ nợ và cam kết sẽ hoàn trả công cụ nợ đã vay cho bên cho vay sau một thời gian xác định. Giao dịch vay và cho vay được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên và trên hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc trên hệ thống vay, cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Các bên liên quan tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến khối lượng vay, tài sản vay và hoàn trả, tài sản đảm bảo, lãi suất vay và các điều khoản khác, đảm bảo các thỏa thuận này tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật áp dụng cho các bên tham gia giao dịch và quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Na
- Đối với hình thức thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường: 100 CCN
- Đối với giao dịch mua bán lại gồm nhiều mã công cụ nợ, khối lượng giao dịch tối thiểu của mỗi mã công cụ nợ là 100 CCN
- Đối với giao dịch mua bán thông thường có khối lượng từ 01-99 CCN (giao dịch lô lẻ) được thực hiện trực tiếp giữa nhà đầu tư và thành viên giao dịch thông thường hoặc giữa các thành viên giao dịch công cụ nợ với nhau theo nguyên tắc thỏa thuận về giá.
HNX áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch công cụ nợ, gồm 02 phương thức:
- Giao dịch thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại;
- Giao dịch thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau bằng công cụ gửi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch.
- Giao dịch thỏa thuận điện tử:
- Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường: Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường là các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn có hiệu lực trong ngày được chào công khai trên hệ thống.
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn: bao gồm hai loại lệnh sau
- Lệnh yêu cầu chào giá (Lệnh Inquiry): Lệnh yêu cầu chào giá có tính chất quảng cáo được Sử dụng khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác trong giao dịch. Lệnh yêu cầu chào giá có thể gửi đến một, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường. Trường hợp khách hàng không yêu cầu cụ thể thì lệnh yêu cầu chào giá dược gửi cho toàn bộ thị trường
- Lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn (Lệnh Firm): Lệnh chào với cam kết chắc chắn được sử dụng để chào đối ứng với lệnh yêu cầu chào giá. Lệnh chào với cam kết chắc chắn chỉ được gửi đích danh cho thành viên gửi Lệnh yêu cầu chào giá
- Giao dịch thỏa thuận thông thường:
- Lệnh báo cáo giao dịch trong ngày: Lệnh báo cáo được sử dụng để nhận giao dịch vào hệ thống trong trường hợp giao dịch đã được các bên thoả thuận xong về các điều kiện trong giao dịch.
- Các loại lệnh theo từng loại hình giao dịch:
- Giao dịch mua bán thông thường:
- Lệnh thỏa thuận điện tử toàn thị trường;
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn;
- Lệnh báo cáo giao dịch.
- Giao dịch mua bán lại
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn;
- Lệnh báo cáo giao dịch.
- Giao dịch bán kết hợp mua lại
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn;
- Lệnh báo cáo giao dịch.
- Giao dịch vay và cho vay
- Lệnh thỏa thuận điện tử tùy chọn;
- Lệnh báo cáo giao dịch.
- Quy định sửa, hủy lệnh thỏa thuận chưa thực hiện
- Trong thời gian phiên giao dịch, được phép sửa, hủy lệnh thỏa thuận chưa thực hiện theo yêu cầu của nhà đầu tư hoặc trong trường hợp nhập sai so với lệnh gốc.
- Việc sửa hoặc hủy lệnh thỏa thuận chưa thực hiện phải tuân thủ theo quy trình sửa, hủy lệnh thỏa thuận chưa thực hiện quy định trong Quy trình giao dịch công cụ nợ do HNX ban hành.
- Quy định sửa, hủy lệnh thỏa thuận đã thực hiện
- Giao dịch công cụ nợ đã được xác lập trên hệ thống không được phép hủy bỏ, ngoại trừ các giao dịch quy định chi tiết theo Quy chế 770 tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 30/2019/TT-BTC.
- Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán theo từng giao dịch
- Thời gian thanh toán: Bù trừ đa phương T+1
- Các lưu ý khác
- Để giao dịch CCN, NĐT phải mở tài khoản chứng khoán tại AAS và thực hiện giao dịch trên tiểu khoản thông thường;
- Với NĐT chưa thực hiện lưu ký, NĐT có thể thực hiện lưu ký CCN tại Tổ chức phát hành;
- Đối với lệnh CCN, NĐT đến tại quầy trụ sở/chi nhánh của AAS để thực hiện các thủ tục nhập lệnh;
- Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại Ngân hàng thương mại thì chỉ đặt lệnh giao dịch qua công ty chứng khoán, phần thanh toán tiền và trái phiếu thực hiện tại ngân hàng thương mại.